Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì tốt nhất? Kinh nghiệm dân gian
Trẻ sơ sinh có làn da non nớt, lại rất dễ bị dị ứng, rôm sảy, ngứa đỏ… Chỉ cần vết côn trùng cắn, muỗi đốt, cũng có thể để lại vết thâm lâu ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ càng dễ kích ứng bởi hóa chất trong mỹ phẩm, nên rất nhiều người lựa chọn cách tắm lá thiên nhiên lành tính, an toàn. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì tốt nhất? Mời bạn tham khảo phần dưới của bài viết.
Lý do nên tắm lá cho trẻ sơ sinh:
● Tắm lá là cách tắm từ thời xa xưa. Tuy nhiên, ngay cả khi thời nay có rất nhiều sản phẩm sữa tắm cho trẻ sơ sinh thì tắm lá vẫn được rất nhiều bà mẹ ưu tiên lựa chọn.
● Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Nhiều loại sữa tắm hiện nay sử dụng chất tẩy rửa, hoặc chất tạo hương nhân tạo có thể làm kích ứng, hoặc khiến da bị khô, làm mất đi lớp bảo vệ da tự nhiên. Trong khi đó, mùa hè nóng nực khiến làn da bé đổ dầu nhờn, bí lỗ chân lông, rất dễ bị hăm, rôm sẩy,...=> Sử dụng lá tắm giúp làm sạch ngoài da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm các vấn đề dị ứng, mẩn đỏ da,.. và đặc biệt là không gây tác dụng phụ, không có chứa hóa chất độc hại.
● Có nhiều loại lá tắm còn mang hiệu quả tuyệt vời trong việc làm lành các vết thương nhỏ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt, vết thâm sẹo, hoặc công dụng làm sáng da, sạch lông măng,...
● Lá tắm cho trẻ sơ sinh thường quen thuộc, dễ kiếm và dễ thực hiện.
Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì tốt nhất?
Có rất nhiều loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, các Mom có thể tham khảo các loại lá tắm quen thuộc như:
1/ Lá trầu không
-Lá trầu không là một trong những loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được yêu thích nhất.
-Trầu không có tính kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công da bé. Ngoài ra, tắm lá trầu còn giúp ngừa viêm da, giảm mụn nhọt, dị ứng, các chứng rôm sẩy ngoài da,...
-Lá trầu không đã được làm thành phần trong các sản phẩm sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ, hỗ trợ trị viêm hiệu quả.
-Lá trầu có mùi hương dịu, dễ chịu, lại lành tính, an toàn cho trẻ sơ sinh. Có thể dùng lá trầu không để tắm và gội cho bé từ khi sinh ra đến khi lớn.
-Cách tắm lá trầu không cho bé sơ sinh: Rửa sạch 3-5 lá trầu, vò nhẹ tay. Sau đó cho vào thau, đổ nước sôi vào khoảng 10p để ra nước cốt. Cuối cùng, hòa chung vào thau nước tắm cho bé.
-Lưu ý, không nên tắm lá trầu quá đặc, gây tác dụng ngược. Chỉ nên tắm lá trầu 2-3 lần/tuần là phù hợp.
2/ Lá chè xanh
-Chè xanh có tính kháng viêm, chống oxy hóa mạnh, giúp làm sạch da, sạch vi khuẩn. Lá chè tắm mát, dịu nhẹ và lành tính. Sử dụng lá chè tắm cho trẻ sơ sinh giúp làm dịu vết sưng tấy, ửng đỏ, ngứa, dị ứng, giúp da thư giãn.
-Lá chè xanh khá dễ kiếm, lại rất rẻ, dễ sử dụng.
-Cách dùng: Nấu nước sôi cùng lá chè đã rửa sạch, đun khoảng 15-20p, rồi hòa nước tắm cho bé với nhiệt độ thích hợp.
3/ Mướp đắng:
-Lá hay quả mướp đắng đều có tính mát, rất thích hợp để dùng làm lá tắm cho trẻ. Trong mướp đắng có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, làm sạch, và ngăn ngừa rôm sẩy cũng như các bệnh ngoài da.
-Lá mướp đắng có thể ở dạng tươi hoặc khô đều được, quả mướp đắng thì tươi sẽ tốt hơn. Nấu nước sôi cùng với mướp đắng khoảng 15p rồi để nguội dần, pha với nước tắm cho bé.
-Lưu ý, không nấu nước mướp đắng quá đặc, và cũng chỉ nên duy trì 2-3 lần/tuần
4/ Lá khế:
-Lá khế là một trong các loại lá tắm tốt cho da được nhiều người yêu thích. Lá khế có tác dụng trị mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy. Tắm lá khế vô cùng dễ chịu cho da, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, lá này chủ yếu có ở nông thôn, ở thành thị khó kiếm.
-Cách dùng: Rửa sạch lá khế, vò nhẹ, rồi giã lấy nước cốt, hòa chung với nước tắm.
5/ Lá sả:
-Sả là một loại gia vị trong nhiều món ăn quen thuộc, nhưng bạn có biết, nó cũng là một loại lá tắm rất tốt cho trẻ sơ sinh và phụ nữ sau sinh.
-Sả giúp làm sạch, kháng khuẩn, kháng viêm, ngừa các bệnh ngoài da, nhất là dị ứng, viêm da. Ngoài ra, mùi sả thơm, giúp đuổi muỗi, côn trùng, khử mùi hôi trên cơ thể bé.
-Cách làm: Đun sôi nước cùng 1 thả sả đập dập cho đến khi nước cốt ra nhiều. Hòa chung vào nước tắm của bé. Lưu ý, không nấu sả quá đặc gây nóng da.
6/Lá chanh:
-Lá chanh thơm, có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch da và thư giãn. Nó hỗ trợ giảm dầu nhờn, mồ hôi. Tuy nhiên, không dùng lá chanh khi da có vết thương hở, dễ gây nhức, rát.
-Cách dùng: Chỉ cần 10 lá chanh rửa sạch, nấu sôi với nước vài phút, rồi hòa chung nước tắm cho bé.
7/Lá đinh lăng:
-Đinh lăng được sử dụng làm lá tắm giúp làm giảm tình trạng mụn nhọt ngứa cho bé. Ngoài ra, đinh lăng là loại thuốc đông y, có mùi thơm dễ chịu khi phơi khô, thường lót dưới gối cho trẻ sơ sinh giúp ngủ ngon.
-Tắm lá đinh lăng tốt nhưng không nên lạm dụng, chỉ cần 2-3 lần/tuần.
-Cách dùng đơn giản là nấu nước lá đinh lăng, rồi hòa chung nước tắm. Tuy nhiên, ở thành thị cũng khó kiếm lá này hơn so với ở nông thôn.
8/Lá tía tô:
-Tía tô rất tốt cho sức khỏe, nó có tính mát, giúp giảm sốt. Tía tô cũng mang lại nhiều lợi ích cho da. Xông lá tía tô giúp trị mụn nhọt, giảm tàn nhang và vết thâm, làm trắng da.
-Lá tía tô lành tính, dùng tắm cho bé giúp ngừa mụn nhọt, và làm trắng da hiệu quả.
-Cách làm đơn giản: Rửa sạch vài lá tía tô, nấu cùng nước sôi khoảng 10p, rồi hòa nước tắm.
9/Cây chó đẻ:
-Cây chó đẻ có nhiều ở những vùng quê. Cây chó đẻ có tính kháng khuẩn, làm sạch da và phòng ngừa các bệnh lý ngoài da như viêm, ngứa, dị ứng, mẩn đỏ,...
-Tuy nhiên, mùi lá này có thể hơi khó chịu, khi dùng, bạn có thể tắm lại với nước sạch.
-Cách dùng: Rửa sạch cây chó đẻ, sau đó đun sôi khoảng 30p rồi hòa nước tắm.
10/Lá dâu:
-Lá dâu tằm có thành phần nhẹ dịu, có thể dùng tắm bé hàng ngày. Lá dâu làm sạch da và sáng da cho trẻ, không gây tác dụng phụ.
-Sử dụng lá dâu vô cùng dễ dàng, đun sôi vài phút rồi hòa với nước tắm của bé.
Một vài lưu ý khi sử dụng lá tắm cho bé:
-Lựa chọn loại lá tắm có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại lá nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu,... độc hại.
-Trước khi nấu lá tắm, nên rửa thật sạch, tốt nhất là ngâm nước muối 15p rồi mới nấu hoặc giã lấy nước cốt.
-Không sử dụng lắm tắm cho bé khi da bé đã và đang gặp các vấn đề: viêm da, nhiễm trùng, sưng tấy, vết thương hở,...
-Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng dị ứng sau khi tắm lá, nên tạm ngưng và thử đổi lá tắm khác.
-Sau khi chắt lọc, chỉ lấy phần nước, không lấy phần bã lá. Và sau khi tắm nước lá, nên tắm lại bằng nước sạch.
Tác giả: Võ Quỳnh Như
Kiểm duyệt nội dung
0 Đánh giá dịch vụ này
Gửi đánh giá của bạn